Đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đen trắng và màu sắc khác nhau ở điểm gì?
Trường hợp nào thì đăng ký nhãn hiệu dưới dạng màu, trường hợp nào thì đăng ký dưới dạng đen trắng?.
Một nhãn hiệu hàng hoá được tạo bởi phần chữ và/hoặc phần hình và hoặc mầu sắc. Do đó, mầu sắc là một trong những yếu tố bảo hộ của nhãn hiệu, tức là khi đánh giá nhãn hiệu đó với các nhãn hiệu khác thì, ngoài phần hình và phần chữ, dấu hiệu mầu sắc sẽ được đem ra để so sánh, đánh giá.
Nhãn hiệu đen trắng
Tức là không có yêu cầu bảo hộ màu sắc, khi đánh giá so sánh với nhãn hiệu khác thì chỉ so sánh, đánh giá dựa trên phần hình và/hoặc phần chữ mà thôi.
Việc đăng ký nhãn hiệu dưới dạng màu hoặc đen trắng hoàn toàn tuỳ thuộc vào cách thức sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu.
Nếu trên thực tế chủ sở hữu chỉ dùng một mầu đặc trưng nhất định (hoặc một số mầu đặc trưng), thì nên đăng ký nhãn hiệu dưới mầu sắc đó để tạo ra sự thống nhất trong nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm của nhà sản xuất. Việc thay đổi mầu sắc nhãn hiệu trong trường hợp này sẽ làm giảm khả năng thức của khách hàng và gây khó khăn cho họ khi lựa chọn sản phẩm của nhà sản xuất trong số hàng loạt các sản phẩm cùng loại của các nhà sản xuất khác.
Ví dụ, cứ nhìn thấy bao thuốc lá có màu đỏ đun là người tiêu dùng biết ngay đấy là bao thuốc lá mang nhãn hiệu Dunhill; hay đó là mầu vàng của bao thuốc là 555.
Ngược lại, nếu trên thực tế chủ sở hữu sử không sử dụng nhãn hiệu dưới dạng mầu hoặc sử dụng không nhất quán mầu sắc thì nên đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đen trắng.
Vậy, cần lưu ý là trong cả hai trường hợp nêu trên việc đăng ký nhãn hiệu dưới dạng mầu hay đen trắng là căn cứ vào sự sử dụng của nhãn hiệu trên thực tế, hay nói cách khác là nhằm bảo đảm tính thống nhất trong khả năng nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm.