0902946656 Hotline: 0934999098

Câu chuyện thiết kế thương hiệu ở apple

Đăng lúc 13:59:40 ngày 23/05/2017 Lượt xem 3016

Câu chuyện thiết kế thương hiệu ở apple
Mục lục

Quả táo khuyết làm cả thế giới thèm muốn biến cái phức tạp thành đơn giản, nâng cái tầm thường lên đỉnh cao nghệ thuật, bán thiết bị kỹ thuật cao với giá thấp, làm cả thế giới mất ăn mất ngủ vì chờ đợi. Apple - quả táo khuyết đang khiến dân công nghệ phát cuồng.

Năm 1975, Steve Jobs, chàng sinh viên 20 tuổi đã bỏ học quay về quê nhà ở Bắc California nhằm tìm kiếm một công việc thú vị hơn. Với vị trí là một nhân viên lập trình game cho hãng Atari, anh tụ tập giải trí với một nhóm người cùng sở thích ở Menlo Park được gọi là Câu lạc bộ máy tính Homebrew.

Anh tham gia vào các buổi họp mặt buổi tối, và đã có dịp thấy một thành viên khoe chiếc máy tính cá nhân mạnh mẽ hiệu Altair của mình. Chiếc máy đời đầu này được lắp ráp từ một bộ gồm nhiều sản phẩm được đặt mua qua một công ty đặt hàng thư tín ở Albuquerque, và đối với những thành viên của câu lạc bộ Homebrew thì thiết bị này thật thời thượng.

Hầu hết những người có mặt ở đó đều thấy được tiềm năng của chiếc máy. Còn Jobs thì nghĩ đến một kế hoạch kinh doanh đầy táo bạo và hấp dẫn.

thương hiệuThiếu kỹ năng cơ khí, máy móc cần thiết để biến ý tưởng thành hiện thực, Jobs rủ một thành viên tóc dài khác của Homebrew tên là Steve Wozniak cùng tham gia với mình. Chàng trai 25 tuổi này - vốn là con một kỹ sư tên lửa của Hãng Lockheed có tên gọi thân mật là “Woz”, đã viết được ngôn ngữ lập trình và thiết kế thành công một bo mạch.

Anh cũng theo đuổi niềm đam mê điện tử của mình với công việc tại một công ty tiên phong ở thung lũng Silicon có tên là Hewlett-Packard, nhưng anh nhận thấy tiềm năng rất lớn trong những gì mà Jobs đã mường tượng ra.

Để thu gom đủ số tiền cần thiết để bắt tay vào công việc, anh đã bán chiếc máy tính có chức năng lập trình của mình, trong khi Jobs nói lời tạm biệt với chiếc xe tải nhỏ hiệu Volkswagen của anh ta. Hai người này lập tức bắt tay vào gầy dựng sự nghiệp kinh doanh trong gara của cha mẹ Jobs tại Los Altos.

Sản phẩm đầu tiên ra đời với sự hợp tác của họ là chiếc máy tính Apple I, một thiết bị có nền tảng là bảng mạch điện tử mà họ đã bán được thông qua một nhà bán lẻ địa phương với giá… 500 đôla.

Tuy đã sẵn sàng chuyển sang bước tiếp theo trong công việc kinh doanh nhưng lại nhận thấy được giới hạn của mình, họ đã thuyết phục một người đàn ông 34 tuổi tên là Mike Markkula tham gia cùng họ.

Markkula vừa chấm dứt làm kỹ sư điện tử cho Intel, một công ty có giá trị nhiều triệu đôla. Wozniak tập trung xử lý những vấn đề về kỹ thuật, Jobs và Markkula thu thập tiền mặt và vay vốn, họ mở một văn phòng Cupertino, và chính thức hợp tác với nhau vào ngày 3/1/1977.

Chiếc máy tính thật sự đầu tiên của họ, chiếc Apple II, được ra mắt khoảng 15 tháng sau đó. Hầu như chỉ có Woz đảm đương trọng trách phát triển chiếc máy này. Nó ra mắt lần đầu tiên vào năm 1978 tại lễ khai mạc hội chợ máy tính West Coast. Các nhà quan sát ngay lập tức bị mê hoặc bởi cỗ máy tích hợp màn hình, bàn phím, nguồn điện và khả năng đồ họa mạnh mẽ này.

Doanh thu hàng năm của công ty sau đó đạt đến con số 300 triệu đôla, giúp Apple lọt vào danh sách Fortune 500 và thu hút sự chú ý của giới truyền thông (cũng như những đối thủ cạnh tranh tương lai như Tandy và Commodore).

Rất nhiều người nhận tài trợ cho công ty đã giúp Apple tập trung phát triển không ngừng về mặt công nghệ. Vào năm 1980, doanh thu chỉ riêng đối với các sản phẩm máy tính cá nhân đã đạt đến con số 1 tỷ đôla.

Khi Apple đã nắm giữ hơn 15% thị trường kinh doanh máy tính và ngày càng lớn mạnh thì IBM mới muộn màng nhận ra rằng họ không thể phớt lờ ngôi sao đang lên này. Khi ông trùm của những máy tính khổng lồ (mainframes) nhảy vào thị trường máy tính để bàn, hình ảnh chuyên nghiệp (suit-and-tie) của họ (chưa nói đến tiếng tăm lâu đời về máy móc điện tử) thì ngành kinh doanh này trở nên nóng bỏng. Sự hấp dẫn một thời của Apple và đà phát triển của họ đột nhiên bị chững lại. Sự thật là, thị trường kinh doanh máy tính đã trở thành một vách đá dựng đứng rất khó chinh phục.

Nhưng Jobs và cả Apple vẫn tin rằng họ sẽ chiến thắng. Họ duy trì một cách bướng bỉnh hình ảnh một công ty không cổ phần hóa và điều này làm cho sự khác biệt giữa họ với những công ty có lượng sản phẩm bán ra nhiều nhất ngày càng rõ rệt và họ đánh mất dần thị phần. Trong hoàn cảnh đó, họ vẫn cố duy trì vị trí dẫn đầu của mình về mặt công nghệ.

Bước cải tiến mạnh mẽ tiếp theo của công ty được bắt đầu không lâu sau khi Jobs tham quan trung tâm nghiên cứu Palo Alto của Xerox (PARC) vào năm 1979. Xerox đã sản xuất ra một trong những chiếc máy tính đầu tiên có tên gọi Alto, đây là chiếc máy đầu tiên sử dụng cả chuột và giao diện đồ họa.

Sau cùng ông đã kết hợp giao diện đồ họa mang tính cách mạng này (được phát triển nhưng chưa bao giờ sử dụng bởi phòng nghiên cứu PARC huyền thoại) vào lần giới thiệu sản phẩm lớn thứ ba của Apple chiếc máy tính Lisa (được đặt tên theo đứa con gái của ông). Lisa là chiếc máy tính thương mại đầu tiên kết hợp hai ý tưởng này lại với nhau.

Với nó, ông đã vẽ nên một đường ranh giới rõ ràng giữa tập đoàn Apple của mình và các đối thủ truyền kiếp cùng lĩnh vực. Nhưng dù Lisa có là một kỳ quan về mặt công nghệ và là một thành quả tuyệt vời đi chăng nữa, thì cái giá 10.000 đôla của nó là quá khả năng người tiêu dùng. Mặt khác, những chiếc máy tính cá nhân mới ra mắt của IBM đã được mua sạch.

Apple vội vàng tìm cách giải quyết. Một nhóm kỹ sư hàng đầu của công ty đã nghiên cứu chế tạo một chiếc máy tính hoàn toàn khác biệt có tên gọi là Macinstosh; trong khi Jobs đang mê mải với chiếc Lisa. Macintosh dựa trên nền tảng công nghệ bấm và kéo mà trẻ con cũng có thể sử dụng được.

Trong một bước đi sẽ chia cắt Apple thành nhiều phe phái nhỏ, Jobs đã đơn phương chiếm hữu dự án Macintosh sau bị cách chức vì Lisa không mang lại thành công. Ông bỏ qua những khó chịu cùng vai trò lãnh đạo của mình và đặt lại nhóm phát triển phát triển sản phẩm vào đúng vị trí, dựng lên một lá cờ hải tặc, và giương cao khẩu hiệu “máy tính cho phần còn lại của chúng ta".

Mẩu quảng cáo đầu tiên của họ, một trong những mẩu quảng cáo nổi tiếng nhất từng được thực hiện, được thiết kế để dẫn dắt người tiêu dùng theo một hướng đi rõ ràng: Hoặc sử dụng máy tính của Apple, hoặc của IBM.

Và thông điệp năm 1984 đó vẫn rất rõ ràng cho đến ngày hôm nay. Đây là lời tuyên bố cố ý chống lại thế giới máy tính đang bị thống trị bởi máy tính Big Blue của IBM – mà trong quảng cáo bị một người phụ nữ yêu tự do giáng một đòn chí tử bằng một cây búa tạ.

Đoạn phim quảng cáo đó được dàn dựng bởi Ridley “Blade Runner” Scott tốn 1 triệu đôla, và chỉ được phát sóng một lần. Mẩu quảng cáo làm nhiều ủy viên ban quản trị công ty cảm thấy căng thẳng và người hâm bóng đá Mỹ ngạc nhiên, nhưng sự thật là nó đã được xem bởi gần một nửa số hộ gia đình Mỹ. Sáng hôm sau, khi Jobs chính thức công bố đứa con mới ra đời nặng gần 10 kg và có giá 2.495 đôla đó, công chúng đã được chuẩn bị và sẵn sàng.

Apple tuyên bố rằng 72.000 chiếc máy Mac đã được bán sạch chỉ trong vòng 100 ngày. Trong một năm, doanh thu của công ty tăng lên đến con số 2 tỷ đôla. Điều này đã thay đổi mọi thứ về hệ điều hành máy tính. Người ta chuyển từ hệ điều hành DOS với những dòng lệnh khó nhớ sang các thao tác bằng tay với cửa sổ và biểu tượng vô cùng trực quan.

Những thập niên kể từ khi chiếc máy Mac ra đời là những năm tháng thăng trầm của Apple. Sự ra đời của Macinstosh là điểm sáng cuối cùng của công ty trong vòng hơn một thập kỷ. Woz đã thực sự thay đổi nhiều sau khi công trình tim óc của ông cất cánh.

Ông lấy được một tấm bằng kỹ sư, biểu diễn nhạc rock và dạy bọn trẻ về máy tính. Jobs bị thay thế một cách phũ phàng bởi John Sculley, một ủy viên hội đồng quản trị cũ của tập đoàn Pepsi, được mời về Apple để củng cố hình ảnh của công ty trên thị trường chứng khoán. Chỉ mới 30 tuổi và khá giàu có, Jobs không chờ lâu trước khi bắt đầu một công ty máy tính tiên tiến với tên gọi NeXT. Ông cũng mua lại xưởng làm phim hoạt hình Pixar, nơi mà sau này sẽ sản xuất ra những bộ phim gây tiếng vang lớn như "Thế giới côn trùng" hay "Câu chuyện đồ chơi".

Apple tiếp tục gặp nhiều khó khăn. IBM không thể giữ được lợi thế của mình trong thị trường máy tính để bàn khi những bản sao giá thấp các dòng sản phẩm của nó tràn ngập thị trường. Dù vậy, những quy ước về công nghệ mà họ đã xác lập - dù rõ ràng là thua kém Apple đã trở thành một chuẩn mực không thể bác bỏ.

Hơn 95 trong số mỗi 100 khách hàng đều bắt đầu chọn sử dụng một chiếc máy tính “tương thích với IBM”, làm những sản phẩm của Apple bị phủ đầy bụi trên các kệ bán hàng. Cuối cùng Sculley bị thay bởi Michael Spindler, người sau đó lại bị thay bởi Gil Amelio. Vào tháng 7/1997, Amelio lại bị cho ra rìa và người hùng bị quên lãng Steve lại được đón chào quay về một lần nữa với cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị “lâm thời”.

Một ngày sau sự trở về của mình - vì điều này ông được thưởng một cổ phần và mức lương đôla một năm – Jobs bắt tay vào việc và sản xuất ra một thiết bị một lần nữa lại thay đổi thế giới - Chiếc iMac. Sự ra mắt của chiếc máy tính trong suốt này một năm sau đó đã giúp Apple lấy lại ngôi đầu bảng trong lĩnh vực công nghệ, doanh thu của công ty cũng như giá trị cổ phiếu của nó trên thị trường chứng khoán tăng vọt.

Không lâu sau, vào tháng 1/2000, Hội đồng Quản trị công ty đã nhất trí thưởng cho nỗ lực của Jobs bằng một chiếc máy bay phản lực Gulfstream V và 10 triệu đôla trong quyền ưu tiên mua cổ phiếu của Apple. Để đáp lại, ông đã bỏ từ “lâm thời” ra khỏi chức danh của mình.

Trở lại Apple lần này, Steve Jobs đã tiếp tục làm thế giới rúng động với những màn trình diễn thông qua bộ óc siêu việt của mình.

Đầu tiên, Steve tiến hành mua lại một loạt công ty trong ngành và nhắm vào các sản phẩm tiêu dùng kỹ thuật số chuyên nghiệp. Năm 1998, Apple mua phần mềm Macromedia's Final Cut. Đây là tín hiệu đầu tiên trong việc thâm nhập thị trường kỹ thuật số của họ. Năm tiếp theo, Apple cho ra đời hai sản phẩm: iMovie cho người tiêu dùng phổ thông và Final Cut Pro cho giới làm phim chuyên nghiệp, trong đó Final Cut Pro đã thành công lớn với 800.000 người đăng ký sử dụng tính đến đầu năm 2007.

Ngày 19/5/2001, Apple mở các cửa hàng bán lẻ chính thức đầu tiên của mình tại hai bang Virginia và California. Sau đó là sự xuất hiện Cửa hàng Apple, bằng kính trong suốt với thang máy hình trụ và cầu thang xoắn dẫn vào bên trong, trên Đại lộ số 5, New York. Sự kiện này làm sửng sốt cả các nhà đầu tư lẫn người tiêu dùng lúc bấy giờ.

Năm 2002, Apple mua Nothing Real và nâng cấp thành Shake, Emagic thành Logic. Hai ứng dụng này và iPhoto đã hoàn chỉnh bộ sưu tập nổi tiếng về các phần mềm dành cho người tiêu dùng phổ thông có tên gọi là iLife của hãng Apple.

Ngày 9/1/2007, Steve Jobs thông báo thay đồi tên tập đoàn từ Apple Computer Inc. thành Apple Inc., cùng lúc là buổi giới thiệu một sản phẩm Apple mới, một lần nữa sẽ làm điên đảo cả thế giới: iPhone. Dù iPhone chỉ được tung ra thị trường vào tháng 6/2007, nhưng ngay lập tức, cổ phiếu của Apple tăng lên mức kỷ lục là 97,80 đôla và vượt qua mức 100 đôla Mỹ vào tháng 5/2007.

Tháng 2/2007, Apple có ý bán nhạc qua iTune Store mà không phải trả tiền bản quyền nhạc số nếu các tên tuổi lớn trong ngành thu âm chịu từ bỏ công nghệ chống sao chép trực tuyến. Tuy nhiên, chỉ có Hãng thu âm EMI đồng ý hợp tác với Apple vào tháng 2/2007 qua một thỏa thuận có hiệu lực kể từ tháng 5/2007.

Và, đúng như tuyên bố của Steve Jobs vào đầu năm, cuối tháng 6/2007, tiếp theo sự thành công vang dội của iPod, Apple tung ra thị trường Mỹ sản phẩm được hàng triệu người trông đợi: iPhone, thiết bị truyền thông đa phương tiện không phím, bộ nhớ chỉ có 8Gb và màn hình 3,5” cảm ứng tuyệt đối sử dụng thao tác “sờ” và “vuốt”.

Đây là sản phẩm “đinh” của thế giới trong năm 2007, ứng dụng công nghệ siêu cảm ứng có thể thực hiện mọi mệnh lệnh từ thao tác cùng lúc ở cả ba ngón tay người sử dụng như: cuộn, phóng to thu nhỏ, và xoay tròn các hình ảnh trên màn hình theo ý muốn.

Đây thực sự là một sản phẩm công nghệ cao đầy quyến rũ và dễ sử dụng đến mức… kinh ngạc! Một sản phẩm có khả năng làm thay đổi các khái niệm và nhận thức thông thường của chúng ta về điện thoại di động, máy quay phim chụp ảnh, máy nghe nhạc và cả máy vi tính.

Trong năm 2008, Apple sẽ giới thiệu trackpad dành cho các dòng máy laptop Apple trong tương lai, sử dụng công nghệ đa cảm ứng (multi-touch technology) mà họ từng ứng dụng vào các máy iPhone của mình.

Với khả năng điều hành xuất sắc và tinh thần theo đuổi sự hoàn mỹ tuyệt đối, Steve Jobs, linh hồn của Apple Inc., thậm chí còn được ví như một “Jobs Christ”, “Đấng cứu nạn… thất nghiệp” của nhân loại. Và điều này hình như có phần đúng.

Bất kể tia sét kỳ diệu kia có giáng xuống lần nữa trên cùng một tập đoàn hay không, tài năng của Jobs đến đây đã được khẳng định. Steve Jobs đã chứng minh rằng mỗi bước đi của ông và Apple là một “phép lạ”; và, câu chuyện cổ tích hiện đại này vẫn chưa đến hồi kết thúc.

Vì sao bạn cần phải lựa chọn nhà thiết kế thương hiệu cho doanh nghiệp mình?
AV (theo AbViet)

Các thương hiệu khác:

  • sản xuất standee, cờ dây, in cờ dây, in bật lửa, in menu bia sài gòn
  • in wobbler, wobbler quảng cáo, wobbler để bàn circcle
  • sản xuất Shelf Talkers, Shelf Talkers quảng cáo, thiết kế Shelf Talkers
  • in quạt nhựa, sản xuất quạt nhựa, quạt nhựa quảng cáo
  • wobbler để bàn, wobbler nhựa, wobbler đế nhựa kangaroo
  • thiết kế in ấn, hệ thống thương hiệu kino, kệ bán hàng, kệ quảng cáo
  • hanger quảng cáo, kệ quảng cáo, sản xuất hanger, hanger dây nhựa milkita
  • hanger treo, hanger formex, hanger quảng cáo momo, hanger treo quảng cáo
  • wobbler lò xo, wobbler quảng cáo, wobbler kẹp, lò xo kẹp sắt mr brown
  • wobbler lo xo, wobbler quang cao, poster quang cao, in bao bi
  • kệ quảng cáo, kệ sắt quảng cáo, kệ bán hàng, kệ trưng bày ttcs
  • kệ formex, kệ format, kệ trưng bày, kệ quảng cáo unibis
  • kệ sắt trưng bày, kệ quảng cáo, kệ bán hàng, kệ trưng bày sản phẩm
Hỗ trợ Online
0934999098
messenger icon zalo icon