Không chỉ là sự kiện thể thao lớn nhất thế giới, World Cup còn là cơ hội vàng cho các thương hiệu đua tranh khốc liệt để giành được sự chú ý của người tiêu dùng. Cùng điểm lại 05 chiến dịch quảng cáo thành công nhất lịch sử mọi mùa World Cup nhé!
Pringles – Pringooals
Chiến dịch Pringoooals được sử dụng trong mọi sự kiện bóng đá như một cách quảng cáo cổ điển. Nó được xây dựng gắn liền với nhu cầu ăn snack cùng bạn bè xung quanh các dịp lễ hội thể thao, cho dù bạn xem ở nhà hay ra ngoài.
Pringoooals luôn đi kèm với hệ thống POSM mạnh mẽ và trưng bày bán lẻ khiến bạn không thể bỏ qua thương hiệu này dù bạn ở ngóc ngách nào. Đồng hành cùng các hoạt động trên mạng xã hội, chiến dịch này đã giúp sale tăng trưởng và thực sự là chiến dịch cá nhân hóa đơn giản hạng World Class.
Carlsberg – England Team Talk
Cùng gặp gỡ đội Carling tự nhận họ là những người quảng bá World Cup bằng cách cho người tiêu dùng có cơ hội gặp đội tuyển Anh bằng cách nhập mã code tìm thấy trên một số chai. Giải nhì là những chiếc loa phong cách sân vận động và dù chiến dịch quảng bá chỉ giới hạn 50 loa mỗi ngày nhưng thực sự nó khá hấp dẫn bởi hướng tập trung vào người hâm mộ chứ không như các hãng bia khác chỉ đang đua tranh về giá. Phần sáng tạo của chiến dịch này đó là nó yêu cầu các thí sinh chia sẻ về Đội tuyển Anh, nó giống như một yếu tố thi đấu để tìm ra người thắng cuộc.
Sony – One Stadium Live
Sony đã phát động một mạng xã hội toàn cầu dành riêng cho World Cup với cái tên “One Stadium Live” (Trực tiếp 1 sân). Mục đích của nó là trở thành màn hình thứ ba tập hợp mọi nội dung từ Facebook, Twitter và Google + vào chung một luồng. Sony tạo điều kiện cho người hâm mộ cả thế giới kết nối với nhau và cùng chia sẻ tinh thần World Cup. Công nghệ tiên tiến có thể nhận diện các cuộc thảo luận về bóng đá (hay bất kỳ chủ đề nào) và mang những thứ tuyệt nhất vào nguồn cấp dữ liệu của nhóm Sony Newsroom. Họ tập trung vào 6 ngôn ngữ của 32 đội tham dự để đem về một chỗ mọi cuộc thảo luận về các cầu thủ.
Quảng cáo Snack
Mặc dù nó đã bỏ qua một số quốc gia lớn trên thế giới nhưng không đủ điều kiện như Ấn ĐỘ, Trung Quốc, Indonesia, Nga,…thì đây vẫn là một bước đi dung cảm và cần được ngợi khen từ góc độ đầu tư và cải tiến công nghệ.
Nike – ‘Risk Everything’
Trong mùa World Cup trước (2014), Nike thực hiện một chiến dịch marketing ở thành phố New York mà tạo ra tiếng vang lớn hơn cả nhà tài trợ chính của sự kiện, Adidas. Từ nội dung video cho đến phạm vi truyền thông rộng lớn, Nike thu hút sự chú ý của mọi người với giải đấu bóng đá Winner Stays. Trận chung kết được chơi trên sân bay của USS Intrepid – một phông nền tuyệt đẹp. Risk Everything là một chuỗi sự kiện sáng tạo dự trên bóng đá và thách thức tất cả người chơi bóng đá nắm bắt cơ hội và giành giải thưởng cao nhất.
Để khai thác và khuếch trương sự sáng tạo đó, Nike đã phát triển một giải đấu 4 -4 không giống bất kỳ cái nào khác: Winner Stays. Với hệ thống luật lệ đặc biệt và chỉ một người chơi cuối cùng chiến thắng dựa trên tâm lý đã đưa chiếc vương miện trở nên đáng giá nhất.
Bavaria – Dutch Dress
Chiến thuật du kích cũng chẳng thông minh hơn Dutch Dress khi nó đã chứng tỏ rằng bạn không cần phải là nhà tài trợ chính thức của World Cup để được để ý tới. Bavaria, một nhãn hiệu bia Hà Lan muốn thu hút sự chú ý và vượt qua tất cả các biển hiệu quảng cáo khác xung quanh sự kiện này. Món quà tặng quảng cáo chủ yếu nhắm tới nam giới nhưng Bavaria tìm cách tiếp cận những người đàn ông thích bia và phụ nữ yêu thích thời trang với chiến dịch DutchDress: một chiếc váy màu cam được bán trên thị trường như một thiết kế thời trang.
Màn trình diễn Flashmobs của các cô gái mặc DutchDress có mặt trên khắp sân vận động ở mọi trận đấu. Doanh thu của các loại bia lon Bavaria tăng nhanh hơn thị trường 41% so với 12%. Độ yêu thích và nhận thức thương hiệu hàng đầu cũng tăng gấp đôi và chiến dịch này của Bavaria được tuyên bố không chính thức là “chương trình quảng bá tốt nhất của một thương hiệu không tài trợ mùa World Cup.”
POSM sáng tạo.
Tổng hợp - Sản xuất POSM